Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
190 người đã bình chọn
2031 người đang online

TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA TRIỂN KHAI MÔ HÌNH ‘‘BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG’’

Đăng ngày 06 - 10 - 2021
100%

Dự án Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) được thực hiện, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ nhằm hỗ trợ Chính phủ và Bộ GTVT trong Chiến lược quốc gia về Phát triển Giao thông Nông thôn và Chương trình Xây dựng cầu dân sinh nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại các khu vực dân tộc thiểu số và cải thiện tiếp cận tại các khu vực nông thôn có khả năng tiếp cận thấp, đặc biệt là các khu vực nơi có cộng đồng dân tộc thiểu số nghèo sinh sống cũng như các nhóm dễ bị tổn thương khác như phụ nữ độc thân và trẻ em. Dự án bao gồm:

(i) Chương trình sử dụng công cụ PforR (Chương trình) được hỗ trợ bằng Khoản tín dụng IDA trị giá 380,5 triệu USD. Chương trình PforR là để hỗ trợ chương trình của chính phủ, trong đó có chương trình đường dự kiến thực hiện tại 14 tỉnh với tổng kinh phí dự kiến là 135 triệu USD tương đương 3.038,31 tỷ đồng. Chương trình cầu, dự kiến được thực hiện tại 50 tỉnh, tổng kinh phí dự kiến là 245,5 triệu USD tương đương với 5.525,22 tỷ đồng.

(ii) Hỗ trợ kỹ thuật (Dự án) sử dụng công cụ Tài trợ Dự án Đầu tư (IPF), được đồng tài trợ bằng Khoản tín dụng IDA trị giá 4,5 triệu USD. Dự án hỗ trợ kỹ thuật bao gồm các hoạt động cần thiết để hoàn thành chương trình PforR và một trong số đó là các hoạt động liên quan đến việc thực hiện bảo trì đường với sự tham gia của cộng đồng và phụ nữ.

Việc bảo dưỡng đường bộ giúp các phương tiện tham gia giao thông được bảo đảm an toàn, thông suốt, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông giúp người dân lưu thông thuận lợi và tăng khả năng kết nối liên hoàn với đường tỉnh, huyện và quốc lộ.

Bảo dưỡng đường bộ thường xuyên là hoạt động đòi hỏi thực hiện liên tục hàng năm hoặc trong năm đối với tuyến đường. Các hoạt động này thường có quy mô nhỏ và đơn giản, nhưng có thể rải trên phạm vi lớn, có thể được thực hiện bởi các nhóm nhỏ có hay thậm chí không có chuyên môn. Trong khuôn khổ dự án GTNT3 (giai đoạn năm 2010-2011) do WB tài trợ, mô hình phụ nữ tham gia công tác bảo trì đã được áp dụng thí điểm ở các tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Bình. Sau đó mô hình cộng đồng tham gia công tác bảo trì đường địa phương (bao gồm các hội, tổ chức đoàn thể ở địa phương) đã được áp dụng trên địa bàn 14 tỉnh của hợp phần đường của dự án LRAMP, bao gồm Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kan, Lạng Sơn, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định. Bên cạnh đó, mô hình BDTX đường có sự tham gia của cộng đồng còn hướng tới việc sử dụng hợp đồng PBC do quỹ tư vấn cơ sở hạ tầng nhà nước – tư nhân tài trợ. Hình thức này nhằm hỗ trợ việc xây dựng năng lực và phát huy sự tham gia của khu vực tư nhân vào công tác bảo trì đường để qua đó có thể thiết lập một mô hình bền vững để quản lý mạng lưới đường bộ địa phương ở Việt Nam một cách có chất lượng cao và hiệu quả về chi phí; và phát triển năng lực ở cấp địa phương để quản lý và bảo trì tài sản đường có hiệu quả.

Kết quả thực hiện mô hình đã có thấy lợi ích về mặt quản lý tài sản đường địa phương, đảm bảo an toàn và tiện nghi giao thông đường bộ, và các lợi ích về mặt xã hội là rất lớn. Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh đã nhận khoán bảo trì đường địa phương, thông qua đó phát huy tinh thần làm chủ, phát huy tính tập thể, lôi kéo sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động bảo trì đường bộ. Các hoạt động hàng ngày gây ảnh hưởng xấu tới công trình đường bộ đã được giảm thiểu do có sự giám sát của cộng đồng, và do nhận thức của cộng đồng được nâng cao. Đặc biệt, phụ nữ đã cảm thấy sự tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể, có cơ hội cải thiện thu nhập và cải thiện tiếng nói trong gia đình, trong xã hội, góp phần hướng tới mục tiêu bình đẳng giới. Các bài học kinh nghiệm từ các hợp phần hỗ trợ kỹ thuật này đã được tập hợp và chuyển hóa thành những tài liệu để các địa phương tiếp thu, áp dụng mô hình một cách hiệu quả nhất.

Để thực hiện tốt công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường, mỗi địa phương cần có sự phối hợp rõ ràng và chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể như: Sở giao thông, ban An toàn giao thông, UBND huyện, UBND xã và Hội phụ nữ ở các cấp. Cụ thể như:

  • Lên kế hoạch BDTX đường địa phương hàng năm được xây dựng với sự phối hợp của UBND Xã (cho đường xã), UBND Huyện/Phòng Kinh tế - Hạ tầng Huyện (cho đường xã và đường huyện) và UBND Tỉnh/Sở GTVT Tỉnh (cho đường xã, đường huyện và đường tỉnh).
  • Phối hợp với cán bộ huyện, xã, hội phụ nữ các cấp nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ trong việc bảo dưỡng đường GTNT và xây dựng tính sở hữu của cộng đồng đối với các loại tài sản đường bộ và qua đó tham gia tự nguyện, chủ động vào việc bảo dưỡng đường GTNT;
  • Giám sát tiến độ và quy trình thực hiện bảo dưỡng đường bộ;
  • Phổ biến các thông tin, quy định, quy trình về dự án xuống các cấp địa phương;
  • Phối hợp chặt chẽ với địa phương tổ chức các nhóm cộng đồng để cùng thực hiện việc bảo dưỡng đường bộ;
  • Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về bảo dưỡng đường bộ, đảm bảo quá trình không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân địa phương;

Ngoài ra, đối với các cán bộ phụ trách về giao thông cấp xã, huyện cũng cần:

  • Nghiên cứu và có hiểu biết đầy đủ về mô hình ‘‘Bảo trì đường địa phương có sự tham gia của cộng đồng’’ để chủ động trong việc áp dụng và phát triển mô hình tại địa phương.  
  • Luôn chủ động trong công tác truyền thông tới các cấp quản lý bên dưới và tới cộng đồng về mô hình ‘‘Bảo trì đường địa phương có sự tham gia của cộng đồng’’, giải thích, tuyên truyền về các lợi ích của mô hình.
  • Luôn hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng tham gia bảo dưỡng đường bộ
  • Trực tiếp hướng dẫn cộng đồng về kỹ thuật bảo dưỡng và thực hiện việc bảo dưỡng
  • Phổ biến các thủ tục về đấu thầu, quy trình làm việc cho cộng đồng.
  • Hướng dẫn cộng đồng thành lập các nhóm bảo dưỡng, chú trọng đặc biệt đến các nhóm phụ nữ được thành lập bởi Hội phụ nữ xã/ thôn.
  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan dự án để hướng dẫn cộng đồng và luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của cộng đồng.

Trong khuôn khổ dự án LRAMP, các tài liệu được xây dựng phục vụ cho công tác truyền thông, phổ biến kiến thức nhằm tuyên truyền, thực hiện mô hình ‘‘Bảo trì đường địa phương có sự tham gia của cộng đồng’’ bao gồm:

STT

Tên tài liệu

Hình thức áp dụng

1

Bài truyền thông vận động cán bộ địa phương tham gia triển khai mô hình

Truyền thông trên trang Web tới đối tượng là cán bộ quản lý ngành giao thông nhằm vận động và hướng dẫn cách thức triển khai mô hình

2

Tài liệu/giáo trình đào tạo có sự tham gia của cộng đồng: là các slide, giáo trình giảng dạy;

Tài liệu phục vụ đào tạo, tập huấn để phát triển mô hình

3

Sổ tay hướng dẫn Bảo dưỡng thường xuyên đường GTNT có sự tham gia của cộng đồng

4

Các video mô tả về các kỹ thuật bảo dưỡng đường giao thông nông thôn  

5

Bài truyền thông tới cộng đồng

Truyền thông trên loa truyền thanh địa phương tới đối tượng là cộng đồng nhằm vận động tham gia mô hình

6

Thiết kế mẫu Băng rôn, mẫu Pano

Truyền thông cố định tại cơ sở hướng tới đối tượng là cộng đồng địa phương

 

 Một số thông tin cụ thể về các tài liệu phục vụ truyền thông như sau:

  1. Bài truyền thông vận động cán bộ địa phương tham gia triển khai mô hình: Mục tiêu bài truyền thông này hướng tới nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý cấp tỉnh và cán bộ ngành GTVT trong việc thiết lập mô hình, vận hành mô hình một cách hiệu quả để lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo dưỡng đường bộ và phát huy hết các ý nghĩa xã hội tích cực của mô hình này. Nội dung bài truyền thông hướng tới việc giới thiệu về mô hình, nhấn mạnh hiệu quả và lợi ích đã và đang đạt được khi triển khai mô hình tại 14 tỉnh trong dự án và các bài học kinh nghiệm, giới thiệu các tài liệu kèm theo (bao gồm các tài liệu đã nêu ở trên) để các các bộ quản lý có đầy đủ thông tin, kiến thức tiếp tục truyền thông, tổ chức thực hiện đến các cấp cơ sở.
  2. Tài liệu “Sổ tay hướng dẫn thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường huyện, đường xã có sự tham gia của cộng đồng” hướng dẫn cho từng đối tượng cụ thể có liên quan đến việc xây dựng và vận hành mô hình. Tài liệu này được sử dụng làm tài liệu đào tạo hỗ trợ cho cán bộ địa phương khi triển khai các buổi tập huấn đến các cấp quản lý ở bên dưới, cũng như được chuyển giao để cộng đồng có thể tham khảo trong quá trình thực hiện công tác bảo trì đường bộ. Tài liệu được chia làm 5 phần (5 Module) trong đó:
  • Modun 1: Chỉ dẫn kỹ thuật BDTX đường huyện và đường xã. Cung cấp các hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho các hoạt động BDTX (chỉ dẫn kỹ thuật, bao gồm cả các biểu mẫu ghi chép nhật ký, các tiêu chí giám sát, đánh giá....) nhằm giúp cho cộng đồng có thể thực hiện chính xác từng nhiệm vụ BDTX cơ bản.
  • Modun 2: Các mô hình tổ chức thực hiện BDTX đường huyện và đường xã. Modun này cung cấp các thông tin cơ bản về hệ thống giao thông đường huyện, xã; vai trò trách nhiệm quản lý, khai thác và BDTX đối với các tuyến đường; lập kế hoạch thực hiện BDTX đối với hệ thống đường bộ và phương thức đấu thầu/giao việc cho nhóm cộng đồng thực hiện công tác BDTX.
  • Modun 3:  Lập kế hoạch BDTX đường địa phương có sự tham gia của cộng đồng. Tài liệu này trình bày các nội dung liên quan đến (i) Xây dựng kế hoạch BDTX trong kế hoạch trung hạn; (ii) Xây dựng kế hoạch BDTX đường địa phương hàng năm và (iii) Quy trình tham gia của cộng đồng trong việc lựa chọn/xây dựng kế hoạch BDTX đường địa phương hàng năm, kèm theo các biểu mẫu lựa chọn, đánh giá trong công tác lập kế hoạch bảo dưỡng hàng năm.
  • Modun 4: Trong tài liệu này hướng dẫn cho các học viên/giảng viên nguồn (ToT) các phương pháp giảng dạy có sự tham gia và giới thiệu về cách học của người lớn, quy trình tập huấn cho các đối tượng học viên là những người lớn tuổi, đã và đang đi làm tiếp cận được với kỹ năng và kiến thức mới trong BDTX (bao gồm cả cộng đồng, những người thực hiện công tác bảo dưỡng đường và cộng đồng hưởng lợi. Cuốn sổ tay được chia làm 4 phần: (1) Cách học của người lớn; (2) quy trình tập huấn; (3) vòng tròn học qua trải nghiệm và thiết kế bài giảng; (4) phương pháp tập huấn có sự tham gia.
  • Modun 5: Cộng đồng giám sát duy tu bảo dưỡng đường giao thông. Tài liệu này cung cấp các thông tin về cơ sở pháp lý, quy trình thành lập và quy chế hoạt động của Ban giám sát cộng đồng, các tiêu chí, các biểu mẫu giám sát đánh giá đối với ban giám sát cộng đồng.
  1. Tài liệu/giáo trình đào tạo có sự tham gia của cộng đồng: là các slide, giáo trình giảng dạy đã được thực hiện, cập nhật trong quá trình triển khai và hoàn thiện mô hình ở 14 tỉnh hợp phần đường. Tài liệu này được sử dụng làm tài liệu đào tạo hỗ trợ cho cán bộ địa phương khi triển khai các buổi tập huấn đến các cấp quản lý ở bên dưới.
  2. Các video mô tả về các kỹ thuật bảo dưỡng đường giao thông nông thôn. Nội dung video đã được cập nhật trong quá trình triển khai và hoàn thiện mô hình ở 14 tỉnh hợp phần đường. Tài liệu này được sử dụng làm tài liệu đào tạo hỗ trợ cho cán bộ địa phương khi triển khai các buổi tập huấn đến các cấp quản lý ở bên dưới, cũng như được chuyển giao để cộng đồng có thể tham khảo trong quá trình thực hiện công tác bảo trì đường bộ.
  3.  Bài truyền thông tới cộng đồng là nội dung cần được truyền thông trên các phương tiện truyền thanh tại địa phương (xã/ phường) để vận động cộng đồng tham gia mô hình một cách chủ động và tự nguyện. Việc truyền thông cần được lặp lại định kỳ trong tháng để luôn nhắc mọi người tham gia và thực hiện công tác bảo dưỡng đường bộ thường xuyên.
  4. Băng rôn, Pano là các công cụ truyền thông tại cơ sở (xã phường) để tăng cường truyền thông tới cộng đồng. Quy mô, kích cỡ, vị trí và thời điểm treo bang rôn được quy định trong tài liệu kèm theo để cán bộ quản lý có thể hướng dẫn cho các địa phương về cách bố trí cho từng loại.
  5. Tờ rơi là các công cụ truyền thông tới tất cả các bên liên quan trong dự án nhằm giới thiệu về mô hình bảo trì đường địa phương, các lợi ích về kỹ thuật và xã hội của mô hình để giúp các bên dễ tiếp thu. Tờ rơi cũng thể hiện thông tin về dự án LRAMP và thông tin liên hệ để có sự hỗ trợ từ phía tổ chức tư vấn biên soạn các tài liệu hướng dẫn triển khai mô hình. Tời rơi có thể được truyền tải qua các mạng xã hội, internet và có thể được in phát tay tới các bên liên quan.

Việc bảo dưỡng đường bộ cần thực hiện thường xuyên, vì vậy sự tham gia của cộng đồng cũng cần được hỗ trợ, khuyến khích và quản lý thường xuyên. Cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác quản lý nhà nước với sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý bảo trì đường bộ các cấp trong quá trình triển khai, vận hành mô hình, và có sự liên tục của các hoạt động truyền thông để giúp cho mô hình được nhân rộng và bền vững.

Để nắm thông tin chi tiết về mô hình, tiếp nhận tài liệu hướng dẫn và cách thức triển khai, tham gia mô hình, Quý vị có thể tham khảo trên trang web của Sở GTVT địa phương, hoặc liên hệ tới tổ chức tư vấn hỗ trợ theo địa chỉ:

Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về phát triển (DRCC)

Số 26 đường Nguyễn Văn Ngọc, phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024 6.273.0414

Email: huongnguyen2210@gmail.com

 2. Tờ rơi, băng rôn, áp phích.rar

 3. Sổ tay hướng dẫn.rar 

 4. Slide giảng dạy.rar

 Video hướng dẫn BDTX : 

  - Link tải video: https://drive.google.com/file/d/1PvT67leoT8Zr5lWfHPr1ms7SXQ9DWZCg/view?usp=sharing

Ban Bảo trì đường bộ

 

Tin mới nhất

(03/07/2022 12:17 SA)

KẾ HOẠCH Tuyên truyền Cải cách hành chính, Kiểm soát thủ tục hành chính năm 2022(15/01/2022 5:48 CH)

KẾ HOẠCH Kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện...(07/01/2022 4:31 SA)

KẾ HOẠCH Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 Sở giao thông vận tải (31/12/2021 4:32 SA)

°